Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn khớp phổ biến nhất, thường có triệu chứng ở độ tuổi 40 và 50 và gần như thường gặp khi ở tuổi 80. 

Tổng quan thoái hoá khớp

Bệnh khớp thoái hóa, không do viêm, nguyên nhân chưa rõ, khởi phát dần dần ở một hay nhiều khớp, đặc trưng bởi tổn thương sụn khớp, tạo gai xương, và đặc xương dưới sụn. Đau mạn tính: Tổn thương tất cả các thành phần của khớp (sụn khớp, xương dưới sụn, màng hoạt dịch).

Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất trong thoái hoá khớp toàn thân bao gồm:

Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất trong thoái hoá khớp toàn thân
Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất trong thoái hoá khớp toàn thân
  • Khớp liên đốt xa (DIP) và khớp liên đốt gần (PIP) (gây ra các hạt Heberden và Bouchard)
  • Khớp cổ tay – ngón tay của ngón tay cái (khớp bàn tay thường bị đau nhất)
  • Đĩa đệm và khớp liên mấu trong thoái hoá cột sống cổ và thắt lưng
  • Khớp bàn ngón chân cái
  • Khớp háng: Có thể đau ở vùng bẹn hoặc mấu chuyển lớn hoặc lan tới đùi và đầu gối.
  • Khớp gối: gây mất sụn (mất sụn chêm giữa ở 70% số trường hợp), gây hạn chế vận động

Nguyên nhân thoái hoá khớp

Thoái hoá khớp nguyên phát (vô căn): có thể khu trú ở một số khớp; được chia thành nhỏ theo vị trí khớp bị thương tổn (ví dụ: bàn tay, bàn chân, đầu gối, hông). Nếu thoái hóa khớp nguyên phát làm thương tổn đến nhiều khớp, nó được phân loại là thoái hóa khớp toàn thân nguyên phát.
Thoái hoá khớp thứ phát (do một số nguyên nhân đã biết): là kết quả của các tình trạng bệnh lý làm thay đổi môi trường vi mô của cấu trúc sụn hoặc của khớp. Những tình trạng này bao gồm chấn thương nghiêm trọng, bất thường khớp bẩm sinh, khiếm khuyết chuyển hóa, nhiễm trùng (gây viêm khớp sau nhiễm trùng), bệnh nội tiết và bệnh do bệnh thần kinh và các rối loạn làm thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của sụn trong (gút, viêm khớp dạng thấp, lắng động tinh thể canxi)

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hoá khớp

Tỷ lệ thoái hoá khớp tăng theo tuổi
Tỷ lệ thoái hoá khớp tăng theo tuổi
  • Tuổi tác (Tăng theo tuổi, đặc biệt ở người cao tuổi. Hơn 50% người > 60 tuổi có biểu hiện lâm sàng của thoái hoá khớp)
  • Di truyền
  • Chấn thương
  • Bệnh khớp viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn…)
  • Bệnh lý chuyển hoá nội tiết (bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gút, bệnh tăng hormone tuyến giáp, giảm hormone sinh dục, bệnh tăng cortisol)
  • Giới tính (Giới: nữ/ nam = 2/1 (THK gối). nam > nữ ( THK háng ) Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh khớp nhiều hơn nam. Phụ nữ ngoài 50 khi bước vào giai đoạn mãn kinh, ngày càng sản xuất ít các hormone sinh dục nữ – tác dụng bảo vệ xương khớp, đồng thời hàm lượng chất khoáng như canxi trong xương ngày càng giảm tăng nguy cơ mắc bệnh khớp.
  • Chủng tộc: Mặc dù chủng tộc không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra thoái hoá khớp, nhưng vấn đề này có thể ảnh hưởng đến mức độ và tỷ lệ xuất hiện của bệnh do: yếu tố di truyền, cấu trúc sụn khớp hay môi trường
  • Loãng xương
  • Béo phì
  • Quá tải (hoạt động vận động cường độ cao, cân nặng, cấu trúc cơ thể không cân đối tạo ra sự phân phối áp lực không đồng đều, tác động lớn như tai nạn gây tổn thương khớp)

Sự ảnh hưởng của thoái hoá khớp tới chất lượng cuộc sống

Thoái hoá khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế kéo dài
Thoái hoá khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế kéo dài

Thoái hoá khớp là bệnh lý phổ biến trên toàn cầu (3.8%) và tác động đến trên 250 triệu người. Theo thống kê thì thoái hoá khớp là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế kéo dài, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh.

Trong đó thoái hoá khớp háng và gối là nguyên nhân đứng hàng thứ 11 góp phần vào gánh nặng tàn tật toàn cầu. Trên đất nước Pháp có tới: 50.000 ca thay khớp háng nhân tạo, 13.000 ca thay khớp gối toàn bộ trong một năm. Tại Mỹ con số: 40 triệu người bị thoái hoá khớp với chi phí khám chữa bệnh lên tới: 14 tỷ USD mỗi năm khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Điều đáng chú ý là thoái hoá khớp thường phối hợp nhiều bệnh: loãng xương, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh lý dạ dày, hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường.
Số bệnh nhân OA bị ≥4 bệnh đồng diễn cao gấp đôi so với những người cùng độ tuổi (52% vs. 27%). Bệnh nhân OA có nguy cơ loét dạ dày hoặc bệnh thận cao gấp đôi so với quần thể chung

Tỷ lệ tử vong gắn với thoái hóa khớp háng và gối tăng 50% khi so với quần thể chung. Tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân tim mạch rất cao (SMR 1.71; 95% CI 1.49 to 1.98)

Triệu chứng lâm sàng của thoái hoá khớp

Thoái hoá khớp thường bắt đầu từ từ và bắt đầu từ một hoặc vài khớp. Đau là triệu chứng sớm nhất của khớp thoái hoá.
 Triệu chứng chức năng:
* Đau cơ học: đau khi vận động.
* Hạn chế một số động tác
* Phát tiếng lạo xạo, lục khục khi vận động
* Dấu “phá rỉ khớp”.

Cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc không hoạt động nhưng kéo dài < 30 phút và giảm đi khi vận động.
Cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc không hoạt động nhưng kéo dài < 30 phút và giảm đi khi vận động.

 Triệu chứng thực thể:
* Hạn chế vận động, teo cơ.
* Sưng, tràn dịch khớp
* Biến dạng khớp: hạt Heberden, Bouchard…
* Không có biểu hiện toàn thân

Tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam, thoái hoá khớp ngón xa có hạt Heberden, khớp ngón gần hạt Bouchard
Tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam, thoái hoá khớp ngón xa có hạt Heberden, khớp ngón gần hạt Bouchard

Điều trị thoái hoá khớp

Người bệnh thoái hoá khớp khi có các biểu hiện cần đến thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín và tiến hành điều trị bệnh theo phác đồ phù hợp. Việc điều trị bệnh cần được toàn diện, lâu dài và phối hợp nhiều biện pháp (không và hoặc/dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, nội khoa, ngoại khoa). Dưới đây là một số phương pháp trong điều trị thoái hoá khớp:

Tiêm nội khớp trong điều trị thoái hoá khớp gối

Tiêm Axit Hyaluronic (HA) bổ sung dịch khớp. Khớp được cung cấp HA vừa bổ sung dịch khớp vừa kích thích tế bào hoạt dịch sản xuất HA nội sinh. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, khi tiêm dễ biến chứng, nhiễm khuẩn, gây đau đớn tại khớp tiêm.

Tiêm bổ sung dịch nhớt cho khớp gối
Tiêm bổ sung dịch nhớt cho khớp gối

Ngoài ra người bệnh có thể cung cấp HA cho khớp bằng đường uống, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng HA ở dạng uống với công thức thích hợp mang lại hiệu quả tốt đối với bệnh nhân.

Liệu pháp PRP tự thân trong điều trị thoái hoá khớp gối

PRP là thể tích huyết tương tự thân có nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần (2-8 lần) mức cơ bản, tác dụng của PRP: sửa chữa, tái tạo sụn khớp và chống viêm và điều hòa sinh tổng hợp sụn khớp

Liệu pháp huyết tương tiểu cầu (PRP – Platelet Rich Plasma) trong điều trị thoái hoá khớp gối

Tiêm PRP vào khớp gối 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tiếp
Tiêm PRP vào khớp gối 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tiếp

Liệu pháp tế bào gốc trong điều trị thoái hoá khớp gối

Liệu pháp được áp dụng điều trị cho thoái hóa khớp gối nguyên phát giai đoạn II-III
Liệu pháp được áp dụng điều trị cho thoái hóa khớp gối nguyên phát giai đoạn II-III

Phải tiến hành sàng lọc các bệnh lý ác tính trước khi điều trị. Phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật chuẩn ở các trung tâm y học kỹ thuật cao.

Cấy tế bào sụn tự thân

Phương pháp cấy sụn tự thân
Phương pháp cấy sụn tự thân

Phẫu thuật điều trị thoái hoá khớp

Thay một phần hoặc toàn bộ khớp

Thay khớp gối toàn bộ

Làm thế nào để dự phòng thoái hoá khớp hiệu quả

  1. Tránh các tác động quá mạnh, đột ngột.
  2. Kiểm tra định kỳ những người lao động nặng.
  3. Vận động, thể dục thể thao hợp lý theo từng cá thể người bệnh.
  4. Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp, cột sống để điều trị kịp thời
  5. Chống tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động
  6. Duy trì trọng lượng cơ ở mức độ hợp lý. tránh béo phì.
Đạp xe cố định là một trong những phương pháp luyện tập hữu ích cho khớp gối
Đạp xe cố định là một trong những phương pháp luyện tập hữu ích cho khớp gối

Thoái hoá khớp là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Khi gặp các triệu chứng bệnh, người bệnh nên thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Đồng thời trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để dự phòng bệnh cho bản thân cũng như người thân trong gia đình.

 

Huacomplex - Giải pháp điều trị thoái hoá khớp

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ phục hồi sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giúp giảm đau mỏi khớp. Hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *