Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở cả những người trẻ tuổi thường làm việc trong văn phòng, ít vận động cơ thể hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ.

Thoái hoá đốt sống cổ thường gặp nhất ở đoạn c5-c6-c7
Thoái hoá đốt sống cổ thường gặp nhất ở đoạn c5-c6-c7

Thoái hoá cột sống cổ là tình trạng thoái hoá sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Có thể gặp thoái hoá ở 7 đốt sống cổ nhưng đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

Nguyên nhân

Quá trình lão hoá của tổ chức sụn, tế bào và tổ chức khớp và quanh khớp ( cơ cạnh cột sống, dây chằng, thần kinh…):

Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm có tác dụng như miếng lót giữa các đốt sống của cột sống . Ở tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm cột sống sẽ bắt đầu khô và co lại, điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều và khó khăn hơn.

Xẹp đĩa đệm (mất nước đĩa đệm) dẫn tới thoái hoá
Xẹp đĩa đệm (mất nước đĩa đệm) dẫn tới thoái hoá

 

Thoát vị đĩa đệm: Các vết nứt thường xuất hiện, dẫn đến đĩa đệm (thoát vị) – đôi khi có thể ấn vào tủy sống và rễ thần kinh.

Xương: Thoái hóa đĩa đệm thường dẫn đến việc cột sống tăng sinh xương để củng cố. Những gai xương này đôi khi có thể chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.

Xơ hóa dây chằng. Dây chằng là các dây nối xương với xương. Dây chằng cột sống có thể bị xơ hóa theo tuổi tác, làm cho cổ kém linh hoạt.

Tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp:

Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là dân văn phòng khi sử dụng máy tính nhiều, ít vận động. Những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.

Ngoài ra thoái hoá đốt sống cổ còn do chế độ ăn uống, thiếu dưỡng chất và thói quen không lành mạnh (hút thuốc, uống rượu bia…)

Thoái hoá đốt sống cổ thường mắc người người làm văn phòng
Thoái hoá đốt sống cổ thường mắc người người làm văn phòng

Triệu chứng lâm sàng

Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lí thoái hoá cột sống cổ. Chẩn đoán dựa vào 4 hội chứng chính sau:

  1. Hội chứng cột sống cổ: Đau và co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hay mạn tính; triệu chứng đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng đứng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt là bị nhiễm lạnh; có điểm đau cột sống cổ; hạn chế vận động cột sống cổ.
  2. Hội chứng rễ thần kinh cổ: Đau lan từ cổ xuống tay phải hoặc trái, hoặc lan lên vùng gáy; đau tăng lên với các tư thế hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu…; đau sâu trong cơ xương dạng nhức nhối; có thể kèm theo chóng mặt; cảm giác kiến bò, tê bì, tê rần dọc chi hoặc đầu chi; đau quanh khớp vai; yếu cơ, teo cơ.
  3. Hội chứng động mạch đốt sống: Nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng; có kèm theo chóng mặt ù tai, lan ra sau tai, đau ở một tư thế nhất định của đầu.
  4. Hội chứng tuỷ: Dáng đi không vững, rối loạn chi trên hoặc dưới…

Biểu hiện khác: Dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, giảm hiệu quả công việc…

Tuỳ theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên.

Dự phòng bệnh thoái hoá cột sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ do lão hoá, do thói quen công việc, các thói xấu trong sinh hoạt, để hạn chế bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi hợp lý và có các bài tập vận động vùng cổ đặc biệt đối với những người làm văn phòng, những người lo động nặng nhọc;
  • Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi là việc giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính đồng thời để hai cẳng tau song song với mặt bàn. Ngoài ra nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt;
  • Thay đổi tư thế khi ngủ, không sử dụng gối đầu quá cao;
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột, vặn vẹo đốt sống cổ, không đội vật nặng trên đầu;
  • Giữ ấm nhất là khi thay đổi thời tiết;
  • Cung cấp dưỡng chất cho khớp –  Huacomplex sản phẩm độc đáo là phức hợp Axit Hyaluronic và Chondroitin có thể đưa HA bằng đường uống vào tất cả các khớp của cơ thể, giúp khớp giảm trơ cứng, đau nhức.
Huacomplex giúp bổ sung Axit Hyaluronic và Chondroitin hỗ trợ điều trị và dự phòng thoá hoá khớp
Huacomplex giúp bổ sung Axit Hyaluronic và Chondroitin hỗ trợ điều trị và dự phòng thoá hoá khớp

Khi có hiện tường đau vùng đốt sống cổ không nên tự ý nắn bóp, bấm huyệt để tránh tăng tổn thương vùng cổ, khi đó cần đi thăm khám để chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh.

 

Huacomplex - Giải pháp điều trị thoái hoá khớp

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ phục hồi sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giúp giảm đau mỏi khớp. Hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *