Bệnh tiểu đường gây rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm sẽ dẫn đến biến chứng trên tất cả các cơ quan trong cơ thể. Không chỉ ảnh hưởng đến tim, mắt, thận, thần kinh, tiểu đường còn gây tổn thương hệ thống xương khớp. Theo thống kê, khoảng 50% số người mắc bệnh tiểu đường trên 5 năm đều gặp phải biến chứng liên quan đến cơ xương khớp.
Nội dung chính
- 1 Nguyên nhân đau xương khớp ở người tiểu đường
- 2 Bệnh lý khớp ở người bệnh tiểu đường
- 3 1. Triệu chứng giới hạn vận động khớp
- 4 2. Bệnh viêm khớp charcot
- 5 3. Thoái hoá khớp
- 6 4. Hội chứng đông cứng khớp vai
- 7 5. Viêm khớp gút
- 8 Cách cải thiện biến chứng tiểu đường đến khớp xương
- 9 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- 10 Người bệnh tiểu đường sử dụng Huacomplex không lo tăng đường huyết – hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp
- 11 Tập luyện đúng cách và duy trì cân nặng hợp lý
Nguyên nhân đau xương khớp ở người tiểu đường
- Ở người bệnh tiểu tường những rối loạn chuyển hoá đường có xu hướng tích lũy nhiều hơn trong các mô gân, dây chằng và da. Hậu quả khiến các mô gân, dây chằng và da có xu hướng trở nên dày hơn, cứng hơn, kém đàn hồi và dễ bị tổn thương hơn. Chính những thay đổi đã nêu, làm cho hệ cơ xương khớp bị hạn chế vận động và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý.
- Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh điều khiển hoạt động và mạch máu nuôi dưỡng các khớp xương.
- Bệnh tiểu đường cũng kích hoạt phản ứng viêm. Viêm mạn tính xảy ra do đái tháo đường cũng tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp do kích hoạt các yếu tố nguy cơ có liên quan đến gen sẵn có trong cơ thể người bệnh.
- Tình trạng béo phì (thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2) gây áp lực lên các khớp xương.
- Người mắc bệnh tiểu đường thường có mật độ xương thấp hơn người bình thường nên nguy cơ bị loãng xương, gãy xương cũng cao hơn.
Bệnh lý khớp ở người bệnh tiểu đường
1. Triệu chứng giới hạn vận động khớp
Triệu chứng giới hạn vận động khớp xảy ra ở các khớp nhỏ ở tay, chân dễ nhận thấy hơn so với các khớp lớn hơn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hiện tượng giảm khả năng vận động ở các khớp lớn hơn (khớp hông và khớp vai). Những người tiểu đường có tỷ lệ mắc viêm khớp dính vai cao hơn 5 đến 5,9 lần so với người bình thường.
2. Bệnh viêm khớp charcot
Đây là một bệnh tiến triển thoái hóa khớp chân và mắt cá chân, gây ra biến dạng khớp cổ chân, lòng bàn chân, ảnh hưởng đến việc đi lại.
Ban đầu, có viêm cấp tính với sưng nóng đỏ đau ở bàn chân kèm theo cảm giác tê bì ngứa ran, nếu không được điều trị sẽ gây biến dạng. Bệnh xảy ra nhiều hơn ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém (nhóm tuổi 50-69 tuổi), và kiểm soát bệnh tiểu đường là một phần quan trọng của điều trị.
3. Thoái hoá khớp
Dù chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra thoái hoá khớp thường xảy ra ở người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên các khớp chịu áp lực do tình trạng béo phì làm đẩy nhanh quá trình thoái hoá không chỉ ở chi dưới mà còn là cả khớp chi trên.
4. Hội chứng đông cứng khớp vai
Khoảng 20% người tiểu đường gặp phải biến chứng này với các triệu chứng như khó dang rộng, xoay vai ra trước sau hay đưa tay lên cao quá đầu. Thậm chí bệnh còn gây đau âm ỉ.
5. Viêm khớp gút
Tỉ lệ mắc bệnh gút ở người đái tháo đường tuýp 2 là 22%. Nồng độ acid uric huyết thanh, bệnh gút, béo phì và tiểu đường có mối liên quan chặt chẽ còn được gọi là hội chứng chuyển hóa vì vậy ở bệnh nhân gút sự xuất hiện của hội chứng chuyển hoá và bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường.
Cách cải thiện biến chứng tiểu đường đến khớp xương
Yếu tố chính trong quá trình cải thiện biến chứng xương khớp là cân bằng được các rối loạn chuyển hóa gây tổn thương thần kinh, mạch máu và ngăn chặn quá trình lắng đọng collagen tại các khớp. Vì vậy người bệnh tiểu đường cần:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn giàu chất xơ và hạn chế tinh bột, đồ ngọt và nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi ít đường như: sữa ít đường, cá, đậu phụ các loại hạt ( hạnh nhân, óc chó, hạt điều…)
Đồng thời, bạn hãy giảm 5 – 10% cân nặng nếu chỉ số BMI (*) trên 23.9 để giảm nguy cơ viêm khớp.
(*) Cách tính chỉ số BMI = trọng lượng cơ thể (kg)/[(Chiều cao (m) X Chiều cao (m)].
Ví dụ: Bạn cao 1.70 m, nặng 70 kg, chỉ số BMI của bạn sẽ là 70/(1.70 X 1.70) = 24,2, bạn cần giảm cân.
Người bệnh tiểu đường sử dụng Huacomplex không lo tăng đường huyết – hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp
Tập luyện đúng cách và duy trì cân nặng hợp lý
Thực hiện các bài tập như đạp xe đạp trên không, bơi lội giúp người bệnh kiểm soát lượng đường huyết và tránh áp lực lên khớp xương, giảm tình trạng đau nhức khớp gối.
Đối với người bệnh đông cứng khớp vai việc tập vai như xoay vai, kéo căng tư thế nằm, bài tập chèo thuyền…Giảm đau, tăng sức mạnh cơ, tăng tầm vận động khớp, khắc phục các biến chứng teo cơ cứng khớp, giúp người bệnh phục hồi được chức năng sinh hoạt, lao động, thể thao. Đồng thời người bệnh tiểu đường dễ bị ảnh hưởng các khớp ở bàn chân vì vậy việc mát-xa lòng bàn chân hoặc ngâm chân nước ấm sẽ giúp người bệnh thoải mái và giảm những cơn đau nhức.
Có tới 80% người bị thoái hoá khớp ở độ tuổi trên 40 vì vậy các dấu hiệu đau xương khớp ở người mắc tiểu đường đặc biệt là người cao tuổi xảy ra rất phổ biến. Vì vậy việc dự phòng, cải thiện các vấn đề khớp xương ở độ tuổi từ 40 đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường là rất quan trọng.