Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 20-55 tuổi. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm, rách hoặc nứt gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống.

Thoát vị địa đệm
Thoát vị địa đệm xảy ra khi nhân nhày đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí

Dựa vào vị trí đĩa đệm bị chệch, thoát vị được chia thành:

  1. Thoát vị đĩa đệm cổ
  2. Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
  3. Thoát vị đĩa đệm lưng ngực
  4. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Bê vật nặng không đúng cách dễ gây thoát vị đĩa đệm
Bê vật nặng không đúng cách dễ gây thoát vị đĩa đệm
  • Một số nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm là:
    Do đặc thù công việc khuân vác nặng, vận động hoặc sinh hoạt sai tư thế sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm cũng là bệnh của nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng dẫn đến tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm.
  • Chấn thương cột sống do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương do chơi thể thao, khi có một lực mạnh tác động sẽ dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị trật khỏi vị trí ban đầu.
  • Thoái hoá cột sống: Khi các lớp nhân nhầy và vòng xơ (tương tự như sụn khớp) bị bào mòn, xương dưới sụn (các đốt sống) bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Với tác động và sức ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm sẽ rách và lớp nhân bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.
  • Do tuổi tác (35-50 tuổi): là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương.
  • Cân nặng: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị và dây thần kinh bị chèn ép. Trong đó đau và tê bì chân tay là hai triệu chứng điển hình nhất:

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Tê bì chân tay: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, có cảm giác châm chích và như kiến bò trong người.
Thoát vị đĩa đệm dẫn đến những cơn đau đột ngột vùng thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm dẫn đến những cơn đau đột ngột vùng thắt lưng

Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Tình trạng giai đoạn nặng của bệnh khiến yếu cơ, teo cơ thậm chí bại liệt các chi phải ngồi xe lăn.

Triệu chứng thoát vị cột sống lưng
Triệu chứng thoát vị cột sống lưng

Dự phòng thoát vị đĩa đệm khi còn trẻ

Để tránh hiện tượng thoát vị đĩa đệm khi khớp chưa lão hoá thì:

  • Tập thể dục (bơi lội, yoga, đi bội…) thường xuyên để tăng sức dẻo dai của khớp xương, giúp ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm.
  • Không mang vác, mang vật nặng và nâng bê đồ đúng cách.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung canxi, viatmin D và phức hợp Axit Hyaluronic – Chondroitin có trong Huacomplex giúp nuôi dưỡng khớp khoẻ mạnh, dự phòng thoái hoá khớp.
  • Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.

 

 

 

Huacomplex - Giải pháp điều trị thoái hoá khớp

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ phục hồi sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giúp giảm đau mỏi khớp. Hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hóa khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *