Dĩnh dưỡng không hợp lý là một trong những lý do khiến chúng ta tiến gần đến bệnh thoái hoá khớp hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Do đó người bệnh thoái hoá khớp nên ăn gì và kiêng gì được rất nhiều người lưu lại trong cẩm nang trị bệnh.
1. Bệnh thoái hoá khớp là gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng các lớp sụn và đĩa đệm bị giảm chức năng, tổn thương. Bệnh nhân thoái hóa khớp có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều triệu chứng như: Viêm, giảm dịch nhầy bôi trơn, khó cử động…
Thoái hóa khớp thường gặp ở người già, nhất là trên 60 tuổi. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do sự lão hóa tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể. Chức năng của xương khớp sẽ càng giảm khi bạn già đi.
Tuy nhiên tình trạng thoái hoá khớp đang có xu hướng trẻ hoá do thói quen sinh hoạt, tính chất công việc, chấn thương…
2. Bệnh thoái hoá khớp nên ăn gì?
Những người thoái hóa khớp nên duy trì một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học, bao gồm các loại thực phẩm có thể tăng cường dinh dưỡng cho xương, cơ, khớp và giảm bớt các triệu chứng đau nhức, sưng viêm.
2.1 Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo Omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Hàm lượng omega 3 có nhiều trong các loại cá nhiều mỡ như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, quả hạch (Óc chó, hạnh nhân, mắc ca,…). Bộ Y tế khuyến cáo, người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu từ 250-500mg hàm lượng omega 3 tốt cho cơ thể.
2.2 Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau là câu trả lời nếu bạn đang thắc mắc “thoái hóa khớp gối nên ăn gì?”. Đây là những thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại, tổn thương.
Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau như: Táo, hành tây, hẹ tây, các loại quả mọng, có múi như mâm xôi, việt quất, dâu tây, cam, bưởi…
2.3 Sử dụng dầu oliu thay cho các loại chất béo khác
Hợp chất trong dầu ô liu là oleocanthal có tác dụng chống viêm tương tự như ibuprofen. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp nên thêm dầu ô liu vào chế độ ăn uống thay cho các chất béo khác.
2.4 Sữa và các chế phẩm từ sữa
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa được khuyến khích vì giảm khả năng gãy xương do loãng xương. Sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm canxi, phốt pho và vitamin D, được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành D-glucose và D-galactose. , tốt cho xương khớp.
2.5 Gừng, tỏi, ớt
Tỏi, ớt và gừng là những gia vị rất tốt cho xương khớp, đặc biệt là người bị đau nhức xương khớp.
Ớt: Trong ớt có chứa hoạt chất Capsaicin được sử dụng để điều trị những cơn đau khớp và cơ nhẹ.
Tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều Allicin – chất chống oxy hóa cao, giúp ức chế sự tấn công lên xương khớp. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa Azone, Phitoncid, Dianli disulfide, Diallyl – trisulfide có công dụng kháng viêm tốt.
Gừng: Đây cũng là một gia vị có tác dụng giảm đau nhức xương khớp do viêm rất tốt. Vì thế, người bệnh nên thường xuyên bổ sung gừng tươi hoặc khô trong bữa cơm hằng ngày.
2.6 Các loại nấm
Nấm có công dụng cải thiện sức đề kháng, kìm hãm quá trình lão hóa. Những món ăn được chế biến từ những loại nấm kết hợp cùng một số loại rau củ như cà rốt, ớt, bông cải,… sẽ giúp bổ sung Vitamin A, E, C, K… giúp cơ xương khớp dẻo dai hơn.
2.7 Các loại hạt (hạnh nhân, đậu nành, hạt điều) và ngũ cốc.
Hạnh nhân, đậu nành, hạt điều bổ sung lượng vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể. Sữa hạnh nhân cung cấp tới 45% giá trị canxi và 25% giá trị vitamin D hàng ngày.
Một số loại hạt ngũ cốc như gạo lứt, lúa mạch, lúa mì, đậu nành,… đều là những thực phẩm giúp kích thích sinh ra nhiều collagen hơn cho tế bào sụn khớp phát triển tốt hơn.
2.8 Trà xanh
Trong trà xanh có chứa hợp chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa quá trình loãng xương và thoái hoá khớp. Chính vì vậy trà xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng một – hai chén mỗi ngày sau hoặc trước bữa ăn 1 tiếng.
3. Bệnh thoái hoá khớp nên kiêng ăn gì?
3.1 Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm nhiều đường có thể gây ra cho khớp những cơn đau tồi tệ và gia tăng tình trạng viêm. Nếu tiêu thụ quá nhiều đường bạn rất dễ mắc các căn bệnh liên quan đến thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…
3.2 Thực phẩm nhiều muối hoặc món chua lên men
Ăn mặn sẽ tăng hàm lượng natri, tế bào khớp tích trữ muối urat, làm giảm khả năng hấp thụ canxi, tăng nguy cơ bệnh gout, khiến khớp sưng đau.
Món ăn chua lên men có chứa axit oxalic như dưa muối, cà muối,…không nên ăn nhiều vì có thể gây hại đến xương khớp.
3.3 Thịt đỏ ( thịt lợn, thịt bò, dê…)
Các nghiên cứu cho rằng, nếu ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần người bình thường.
3.4 Đồ đóng hộp
Đồ ăn đóng hộp như cá hộp, thịt hộp, xúc xích xông khói… đều có chất sulfit, các chất bảo quản khác, có thể gây viêm và làm tăng quá trình lão hóa. Hơn nữa đồ ăn đóng hộp thường nhiều gia vị như muối, đường hoàn tốt không hề tốt cho sức khỏe.
3.5 Đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị stress oxy hóa, tăng mức độ viêm. Người bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh… nếu không muốn làm bạn với cơn đau triền miên.
Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ làm tăng cơn đau xương khớp