Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn hệ thống mạn tính và tiến triển với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh gây hậu quả nặng nề, cần điều trị tích cực ngay từ đầu với mục đích kiểm soát các đợt tiến triển, tránh tàn phế. VKDT ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 2-3 lần. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, thường là từ 35 đến 50 tuổi, nhưng có thể gặp ở giai đoạn tuổi nhỏ hoặc tuổi già.
Nội dung chính
Nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị tấn công synovium – lớp màng của màng bao quanh khớp dẫn đến viêm kết quả làm dày synovium, cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Ngoài ra các gân và dây chằng giữ các khớp với nhau cũng bị giãn và suy yếu khiến cho khớp bị biến dạng và mất tính liên kết.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân viêm khớp dạng thấp là gì dẫn đến tình trạng rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể có liên quan vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây ra bệnh nhưng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus nhất định và từ đó có thể làm khởi phát bệnh.
Triệu chứng, chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ
- Viêm (sưng phần mềm hay tràn dịch) tối thiểu 3 trong 14 khớp (hai bên) sau: khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
- Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay, khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
- Viêm khớp đối xứng
- Hạt dưới da
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính. (hiện nay đã định lượng được yếu tố dạng thấp cho giá trị tin cậy)
- Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc khớp tổn thương: hình bào mòn hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.
Đối tượng nguy cơ bệnh viêm khớp dạng thấp
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.
- Tuổi: viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên.
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ mắc bệnh
- Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp
- Phơi nhiễm môi trường. Mặc dù hiểu biết kém, một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Các nhân viên cấp cứu tiếp xúc với bụi từ sự sụp đổ của Trung tâm Thương mại Thế giới có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
- Béo phì. Những người – đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống – những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn.
Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Chưa có biện pháp nào có thể phòng viêm khớp dạng thấp, nếu gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp cần kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giúp duy trì cuộc sống bình thường. Nhưng các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sự thuyên giảm các triệu chứng có nhiều khả năng khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs).
Các biện pháp điều trị hỗ trợ:
Tập luyện hướng dẫn vận động chống dính khớp. Trong đợt viêm cấp để các khớp nghỉ ngơi ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần nhiều lần trong ngày.
Phục hồi chức năng vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình.
Cần bổ xung calci, vitamin D để phòng ngừa loãng xương.
Có thể bổ sung acid folic, sắt, vitamin B12 nếu thiếu máu.